ChatGPT có thể giúp bạn cải thiện SEO cho website như thế nào? Hãy tìm hiểu cách sử dụng ChatGPT để lên kế hoạch và thực hiện các chiến thuật SEO của bạn trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Giới thiệu về ChatGPT và SEO
Trước khi tìm hiểu về cách dùng ChatGPT để cải thiện hiệu quả SEO cho website, hãy cùng tìm hiểu khái niệm cơ bản về ChatGPT và SEO:
ChatGPT là gì?
ChatGPT (viết tắt của Chat Generative Pre-trained Transformer) là một mô hình máy học (Machine Learning) được phát triển bởi OpenAI, ra mắt vào tháng 11/2022. Công cụ ChatGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo AI có khả năng trả lời câu hỏi của người dùng một cách linh hoạt, tự nhiên và nhanh chóng. Do đó, ChatGPT được đánh giá là một trong những mô hình ngôn ngữ tiên tiến nhất hiện nay.
Người dùng có thể ứng dụng ChatGPT hiệu quả trong mọi lĩnh vực bao gồm tuyển dụng nhân sự, kinh doanh, công nghệ thông tin, v.v. Đồng thời, công cụ ChatGPT cũng có tiềm năng được áp dụng cho mục đích tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).
SEO là gì?
SEO (Search Engine Optimization) là kỹ thuật tối ưu hóa website và nội dung của chúng để tăng khả năng xuất hiện và đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm (SERPs). Mục tiêu của SEO là tăng lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) cũng như tăng độ tin cậy và uy tín cho website.
Các kỹ thuật SEO bao gồm tối ưu hóa nội dung và cấu trúc trang web, lên kế hoạch từ khóa phù hợp, xây dựng liên kết chất lượng và cải thiện trải nghiệm người dùng. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật SEO, trang web có thể xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm hàng đầu của các công cụ tìm kiếm. Nhờ vậy, website của bạn sẽ thu hút lượng lớn người dùng tìm đến trang và tăng khả năng chuyển đổi thành những khách hàng tiềm năng.
ChatGPT có thể hỗ trợ làm SEO như thế nào?
ChatGPT là một công cụ tự động sử dụng mô hình ngôn ngữ tiên tiến và hiện đại trả lời mọi câu hỏi bạn đặt ra.
Bạn có thể tận dụng ChatGPT để tạo nội dung tối ưu hóa SEO cho các trang web. Công cụ ChatGPT có thể cung cấp các từ khóa liên quan đến chủ đề tìm kiếm và giúp tạo ra các đoạn văn bản chất lượng cao. Với khả năng tạo nội dung tự động nhanh chóng, linh hoạt, ChatGPT sẽ giúp cải thiện hiệu suất của quá trình tạo content SEO cho website.
Ngoài ra, ChatGPT cũng có thể hỗ trợ bạn trong việc tạo ra các meta description, meta title và các thẻ header cho các bài blog hấp dẫn hơn, giúp tăng khả năng thu hút người dùng đến trang web. Việc nắm bắt và áp dụng linh hoạt ChatGPT trong SEO sẽ giúp bạn tối ưu hóa thời gian triển khai công việc và thậm chí là chi phí nhân sự SEO.
6 cách sử dụng ChatGPT để cải thiện SEO cho website của bạn
Để sử dụng ChatGPT nhằm nâng cao hiệu quả SEO cho website, bạn cần nắm được cách viết Prompt hiệu quả trong ChatGPT. Sau đây là 6 gợi ý làm SEO với ChatGPT kèm theo các ví dụ ChatGPT Prompt hữu ích mà bạn có thể áp dụng.
1. Thu thập và lên ý tưởng từ khóa
Việc thu thập và lên ý tưởng bộ từ khóa là bước đầu tiên quan trọng trong kế hoạch SEO website lên top cao trên SERP. Quá trình thu thập và phân tích các từ, các cụm từ mà người dùng tìm kiếm sẽ giúp cho bạn xây dựng nội dung website tốt hơn. Bên cạnh các công cụ phân tích từ khóa SEO quen thuộc như Google Keyword Planner, Ahrefs, bạn có thể sử dụng ChatGPT để lên ý tưởng và đề xuất các từ khóa mới cho các chiến dịch SEO.
Ví dụ, hãy thử mẫu câu hỏi ChatGPT để nghiên cứu từ khoá SEO về chủ đề chặn quảng cáo như sau: “Lập danh sách từ khóa liên quan đến chủ đề Chặn quảng cáo”.
2. Lên ý tưởng, chủ đề nội dung cho website
Ý tưởng và chủ đề nội dung cho website là một phần quan trọng của chiến lược SEO. Những ý tưởng hấp dẫn, mới mẻ sẽ thu hút sự chú ý của người dùng, từ đó tăng khả năng truy cập vào website. Nếu bạn là một người làm content và thường xuyên phải lên ý tưởng nội dung cho website, ChatGPT sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực. Bạn sẽ không phải đau đầu vì bí ý tưởng.
Tham khảo một số câu lệnh ChatGPT giúp bạn tận dụng tối đa ChatGPT để lêm ý tưởng, chủ đề nội dung cho website sau đây:
- Tạo ý tưởng cho các bài đăng trên blog và chủ đề bài viết về [TOPIC]
- Tạo danh sách các chủ đề phụ có liên quan cho [TOPIC]
- Tìm các chủ đề nội dung phổ biến liên quan đến [TOPIC]
3. Tạo dàn ý bài viết, sản phẩm
Sau khi xác định được từ khóa và chủ đề bài viết, bước tiếp theo bạn có thể dùng ChatGPT hỗ trợ trong việc tạo dàn ý bài viết và sản phẩm.
4. Lên danh sách câu hỏi thường gặp
Với khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên và hiểu biết về các từ khóa liên quan đến chủ đề cần tạo câu hỏi, ChatGPT có thể tự động tạo ra danh sách câu hỏi đa dạng, phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng và được tối ưu hóa cho SEO.
5. Viết meta description
Thẻ Meta Description (thẻ mô tả) chính là một bản tóm tắt ngắn gọn nội dung bài viết (khoảng 155-160 ký tự) sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu ChatGPT tạo nhanh một Meta Description cô đọng, hấp dẫn để thu hút nhiều người dùng từ SERP click vào bài viết của bạn hơn và tăng traffic website.
6. Tạo nội dung bài blog
ChatGPT được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp các SEOer sáng tạo nội dung độc đáo. Chỉ với một từ khóa và ý tưởng về chủ đề, Chat GPT có thể sáng tạo nội dung nhanh chóng. Bạn chỉ cần nhập mẫu câu hỏi, ChatGPT sẽ giúp bạn tạo một đoạn nội dung hoàn chỉnh về bất kì chủ đề, lĩnh vực nào và được tối ưu hoá bởi những từ khoá cụ thể.
Ví dụ cách viết prompt:
Hãy viết giúp tôi một bài blog về [TOPIC]. Yêu cầu:
– Độ dài
– Đối tượng độc giả
– Tông giọng
– Từ khoá SEO v/v.
Tuy nhiên, bạn không nên quá phụ thuộc và lạm dụng vào ChatGPT vì nó vẫn còn tồn tại hạn chế về chất lượng nội dung. Bạn cần xem xét và kiểm tra lại thông tin mà ChatGPT gợi ý trước khi sử dụng nội dung đăng tải lên website.
>> Tham khảo: Tổng hợp 1.000+ mẫu câu hỏi thú vị giúp bạn tận dụng tối đa ChatGPT
Thêm ChatGPT vào Sidebar Cốc Cốc để làm SEO tiện lợi hơn
Để vừa sử dụng ChatGPT, vừa làm việc cùng lúc, bạn hãy sử dụng trình duyệt Cốc Cốc và thêm ChatGPT vào sidebar.
Hiện tại Cốc Cốc đã thêm sẵn logo ChatGPT vào phần “Được đề xuất” để người dùng có thể thêm ngay mà không cần nhập địa chỉ trang web. Bạn chỉ cần mở trình duyệt Cốc Cốc và click vào nút “+” trên Sidebar, sau đó click chọn vào logo ChatGPT.
Nếu bạn muốn chia đôi màn hình trình duyệt để đa nhiệm với ChatGPT hiệu quả hơn, bạn chỉ cần nhấn chọn nút “Ghim cửa sổ thanh bên”.
Bạn muốn tận dụng tối đa khả năng của ChatGPT? Hãy theo dõi/xem thêm Làm việc hiệu quả hơn với ChatGPT trên Sidebar Cốc Cốc.