Blockchain là gì? Đây dường như đã trở thành chủ đề nóng được rất nhiều người quan tâm. Công nghệ Blockchain được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính, giáo dục vì có nhiều tính năng độc đáo.
Người đọc mới tìm hiểu hay nhầm lẫn Blockchain giống với Bitcons và Crypto là tiền tệ ảo, nhưng sự thật là chúng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa và cách hoạt động của Blockchain, hãy cùng nhau xem bài viết dưới đây.
Công nghệ Blockchain là gì?
Công nghệ Blockchain, còn gọi là công nghệ chuỗi khối, có thể được hiểu như một quy trình mà trong đó, mọi thông tin và dữ liệu đều được mã hóa và lưu trữ dưới dạng nhiều khối riêng biệt. Các khối này sau đó được liên kết với nhau, hình thành một chuỗi dữ liệu liên tục và mạch lạc. Khi có thông tin mới được thêm vào, chúng sẽ được ghi vào một khối mới và sau đó khối này sẽ được ghép với chuỗi hiện tại, kéo dài chuỗi dữ liệu liên tục và không gián đoạn này.
Đây là một công nghệ mới, mang tính cách mạng và đang thu hút nhiều sự chú ý của công chúng. Nhờ vào khả năng giảm thiểu rủi ro và chống gian lận của mình mà Blockchain có thể khắc phục những nhược điểm của cách lưu trữ thông tin truyền thống. Bởi vậy, Blockchain được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực giáo dục, tài chính, công – nông nghiệp, y tế,…
Thông tin chi tiết
Về mặt kỹ thuật, Blockchain là database phân tán (phi tập trung), nơi lưu giữ các khối dữ liệu. Các transactions liên quan đến dữ liệu được lưu trữ trong phần Body của khối như (state machine). Với mã hóa SHA256, các khối được nối với nhau để tạo ra linked list (danh sách liên kết).
Block không thể thay đổi sau khi chúng được thêm vào vì chúng được mã hóa bằng cả phần thân của chúng và địa chỉ của khối xuất hiện trước nó. Blockchain đảm bảo tính bảo mật và toàn vẹn dữ liệu bằng cách sử dụng công nghệ mã hóa tiên tiến. Vì mỗi khối trong chuỗi có dấu vân tay kỹ thuật số (băm) giao dịch tạo mới phải gửi về mọi máy trên mạng để xác nhận thêm vào.
Cách thức hoạt động
Nguyên lý mã hóa
Để gửi dữ liệu qua Blockchain, người gửi cần tạo ra một thông điệp được mã hóa bằng khóa riêng của họ. Thông điệp được mã hóa này sau đó mới được gửi đi, chỉ có người có khóa tương ứng mới có thể giải mã được thông điệp và nhận dữ liệu.
Bằng nguyên lý mã hóa này, Blockchain đảm bảo được tính toàn vẹn, bảo mật cho dữ liệu và loại trừ vai trò giữa người trung gian trong quá trình giao dịch thông tin, tạo ra một sự tin cậy tuyệt đối.
Quy tắc cuốn sổ cái
Công nghệ Blockchain hoạt động như một cuốn sổ cái kỹ thuật số mà trong đó mỗi giao dịch được ghi lại ở dạng khối. Các khối này sau đó được nối với nhau theo trình tự thời gian mà chúng diễn ra, tạo ra một “chuỗi khối”.
Nguyên lý tạo khối
Nguyên lý tạo khối trong Blockchain bao gồm quá trình thu thập và xác thực giao dịch, tạo khối mới từ các giao dịch được xác nhận và sau đó thêm khối đó vào chuỗi dựa trên sự đồng thuận của mạng lưới. Một khi đã được thêm vào chuỗi, thông tin trong khối không thể thay đổi, đảm bảo tính bảo mật và minh bạch cho toàn bộ hệ thống Blockchain.
Lợi ích của công nghệ Blockchain
Phân quyền cho cá nhân
Trong Blockchain, không có cơ quan trung tâm nào kiểm soát hoặc quản lý mạng. Thay vào đó, mỗi người tham gia (nút) có quyền truy cập và quyền quản lý lịch sử giao dịch của mình. Điều này giảm thiểu rủi ro tập trung quyền lực và tăng cường tính tự chủ của cá nhân.
Tính bất biến và bảo mật
Mỗi giao dịch được ghi vào một khối, sau đó được thêm vào chuỗi chung khối mới này không thể thay đổi mà không thay toàn bộ chuỗi, điều này tạo ra sự bảo mật cho các giao dịch. Đồng thời, việc sử dụng mã hóa trong giao dịch càng tăng cường tính bảo mật.
Tính minh bạch cao
Blockchain đảm bảo tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc cho thông tin tất cả mọi người. Mọi giao dịch được ghi lại trong Blockchain có thể được xem và kiểm tra bởi bất kỳ ai, giúp nâng cao tính minh bạch và tạo niềm tin trong mạng lưới.
Nhược điểm của Blockchain
Chỉ có duy nhất 1 khóa cá nhân
Trong công nghệ Blockchain, mỗi người dùng sẽ được cấp cho một khoá riêng tư để truy cập vào dữ liệu. Điều này đồng nghĩa việc nếu bạn quên hay để mất khoá riêng tư này, thì các thông tin, dữ liệu, tài sản cũng sẽ không thể truy cập được.
Khối lượng lưu trữ lớn
Do tính chất phân tán, tất cả các nút trong mạng Blockchain đều cần được lưu trữ, điều này tạo ra vấn đề về dung lượng lưu trữ, đặc biệt đối với các chuỗi dài với hàng triệu khối dữ liệu. Ngoài ra, việc lưu trữ lượng lớn dữ liệu cũng tạo ra thách thức duy trì và quản lý.
Không thể chỉnh sửa hoặc xóa
Blockchain nổi tiếng với tính năng lưu trữ các thông tin trên một chuỗi với nhau việc thay đổi các khối với nhau là điều vô cùng khó. Chính vì vậy đây cũng là nhược điểm lớn nhất của Blockchain, mỗi giao dịch một khi đã ghi lại thì không thể xoá. Nếu bạn muốn chỉnh sửa thì buộc phải hard fork – giống như dạng nâng cấp Blockchain phức tạp hơn. Chỉ có cách này để bạn thay đổi thứ muốn sửa bằng việc loại bỏ một chuỗi sau đó đưa lên chuỗi mới.
Ứng dụng của Blockchain trong cuộc sống
Giáo dục
1. Thanh toán học phí
Thanh toán học phí cũng trở nên dễ dàng hơn khi sử dụng công nghệ Blockchain. Cách này vừa nhanh chóng, vừa tiết kiệm thời gian, người dùng có thể bỏ qua các bước trung gian. Blockchain bảo mật các thông tin cho việc thanh toán học phí từng người quá trình này sẽ hiệu quả hơn nhiều so với cách truyền thống đỡ mất thời gian của học viên lẫn người tổ chức.
2. Lưu trữ hồ sơ
Blockchain đảm bảo tính bảo mật và minh bạch tất cả hồ sơ và bằng cấp vì có mã hoá và tính phi tập trung nên công nghệ Blockchain có thể giúp xác nhận văn bằng làm giả.
Tài chính – Ngân hàng
1. Giao dịch xuyên biên giới
Khi cần chuyển tiền sang nước khác, việc sử dụng cách truyền thống sẽ mất nhiều thời gian và tốn kém, cần thông qua nhiều trung gian ngân hàng chuyển đổi mới đi đến điểm đến cuối cùng. Đối với Blockchain, quá trình sẽ đơn giản hơn, rút ngắn thời gian, các hỗ trợ giao dịch cũng chính xác và ít tốn kém hơn.
2. Xác minh danh tính kỹ thuật số
Khi các hồ sơ được nâng cao bảo mật thì cũng hạn chế được hành vi gian lận, tăng tính bảo mật cho thông tin khách hàng hơn. Từ đó, quá trình xử lý thông tin ở các ngân hàng sẽ nhanh chóng.
3. Báo cáo tín dụng
Nhìn vào các trường hợp rò rỉ gần đây, có thể thấy, Blockchain an toàn hơn so với báo cáo tín dụng dựa trên máy chủ truyền thống. Ngoài ra, Blockchain cho phép các doanh nghiệp cân nhắc các biến số phi truyền thống khi kiểm tra điểm tín dụng.
Những câu hỏi thường gặp
Blockchain và Bitcoin có giống nhau?
Theo ABI Research, Bitcoin là tài sản kỹ thuật số, Blockchain là công nghệ. Để minh họa, các công ty Bitcoin đều đã bắt đầu sử dụng công nghệ Blockchain và đạt được thành công nhất định. Tất cả các Bitcoin là Blockchain, nhưng không phải tất cả Blockchain đều là Bitcoin.
- Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân tán còn Bitcoin là một loại tiền điện tử
- Bitcoin sử dụng công nghệ Blockchain, còn Blockchain lại có thể sử dụng ở nhiều nơi khác
- Blockchain hoạt động công khai và được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực còn Bitcoin hoạt động ẩn danh.
- Cuối cùng, Bitcoin chỉ có chuyển đổi tiền tệ cho phía duy nhất người sử dụng, Blockchain thì đa năng hơn, có thể chuyển đổi tất cả giao dịch từ tiền tệ, quyền sở hữu tài sản,..
Blockchain có an toàn không?
Blockchain được bảo vệ bằng mật mã cấp doanh nghiệp nhưng không có công nghệ nào là an toàn 100%. Mỗi công nghệ mới ra đời với sự phát triển nhanh chóng cũng kéo theo những mối nguy tiềm tàng. Công nghệ Blockchain cũng không ngoại lệ.
Mặt khác, Blockchain không hình thành độc lập mà cần các thiết bị phần cứng và phần mềm cùng nhau kết nối. Mạng lưới Internet hiện nay nói chung vẫn chưa thật sự an toàn đối với cá nhân và doanh nghiệp sử dụng công nghệ này. Công nghệ Blockchain nhìn chung là một chuỗi khối an toàn và minh bạch nhưng vẫn chứa rủi ro.
Xem thêm: