Trong thời đại hiện tại, việc sử dụng API nói chung và Web API nói riêng đã trở thành một xu hướng trong lĩnh vực công nghệ. API được sử dụng nhiều trong lập trình website và các phần mềm ứng dụng cho di động, giúp nâng cao giao tiếp giữa người dùng và ứng dụng. Vậy API là gì ? Phần mềm này đem lại tiện ích như thế nào cho người dùng, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
API là gì?
Khái niệm
API là viết tắt của từ gì? Đó là “Application Programming Interface” hay API nghĩa là giao diện lập trình ứng dụng – là phương thức, giao thức là cầu nối cho phần mềm và ứng dụng “trò chuyện” cùng nhau. Nó cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng, phần mềm. Các hàm này được viết dựa trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Cách thức hoạt động
Cách API hoạt động là theo mô hình cầu nối hệ thống (System – System interaction), hoạt động thông qua 4 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Xây dựng URL PAI bằng cách sử dụng giao thức quen thuộc HTTP hoặc HTTPS, các thông tin đến máy chủ cung cấp nội dung, dịch vụ sẽ được gửi cho API.
- Bước 2: Máy chủ sẽ thực hiện quá trình kiểm tra, xác thực nếu cần thiết, sau đó tìm đến nguồn tài nguyên phù hợp để tạo nội dung và trả về sao cho thích hợp.
- Bước 3: Máy chủ sẽ trả lại kết quả thông qua HTTP hay HTTPS dưới định dạng JSON/ XML.
- Bước 4: Tại website hay điện thoại, sau khi nhận dữ liệu trả về sẽ được tiến hành phân tích và thực hiện các hành động tiếp theo trong quá trình như lưu và hiển thị dữ liệu.
Những đặc điểm nổi bật của web API
Web API được sử dụng nhiều hiện nay khi chúng sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như sau:
- API có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi để giúp người dùng tối ưu hóa trải nghiệm sử dụng phần mềm. Chỉ cần thiết bị có kết nối với mạng Internet.
- Kết nối API thực hiện song song 2 chiều nên thông tin được tiếp nhận có độ chính xác cao.
- Khả năng sáng tạo, cung cấp những giải pháp phát triển các phần mềm cho nhà lập trình dùng.
- Thân thiện với người dùng, cấu hình đơn giản, dễ sử dụng, có mã nguồn mở.
- Hỗ trợ sử dụng đa dạng MVC như: IoC container, model binder, dependency injection, action result, filter,…
- Có thể sử dụng được hầu hết các ứng dụng trên điện thoại, màn hình desktop, website, …
- Sử dụng đa dạng và linh hoạt khi định dạng dữ liệu trả về client: Json, XML, …
- Khả năng xây dựng nhanh gọn HTTP service: versioning, caching, URI, request/response headers, content formats, …
Tự động hóa sản phẩm
Với web API, người dùng có thể chủ động hóa trong việc quản lý, cập nhật công việc, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.
Khả năng tích hợp cao
API cho phép người dùng lấy nội dung từ bất kỳ website – ứng dụng nào một cách dễ dàng nếu được cho phép.
API hoạt động như một chiếc cổng, cho phép các công ty, doanh nghiệp chia sẻ thông tin được chọn nhưng vẫn tránh được những yêu cầu không mong muốn.
Cập nhật thời gian thực
API có chức năng thay đổi, cập nhật theo thời gian thực. Với công nghệ này, dữ liệu sẽ được dịch vụ cung cấp linh hoạt hơn, thông tin chính xác hơn, được truyền đi tốt hơn.
Có tiêu chuẩn chung
Bất kỳ người dùng, công ty – doanh nghiệp nào sử dụng cũng có thể điều chỉnh nội dung, dịch vụ mà họ sử dụng.
Có mấy loại API khác nhau?
API được phân loại theo cả kiến trúc và phạm vi sử dụng trong mỗi trường hợp nhất định. API gồm có bốn loại: Open API, Partner API, Internal API và Composite API.
Public APIs (API mở)
Được gọi là API công khai, loại API này có sẵn và có thể được sử dụng bởi bất kỳ nhà phát triển nào, không hạn chế số lượng người truy cập. Open API dễ dùng nên được đưa vào sử dụng ở nhiều ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên, sử dụng các API công khai đi kèm với một số hạn chế yêu cầu xác thực hoặc ủy quyền thấp, bị hạn chế chức năng khi chia sẻ công khai. Một số Open APIs có phiên bản miễn phí, một số khác sẽ yêu cầu phải trả phí khi sử dụng.
Partner APIs (API đối tác)
Bạn cần phải quyền truy cập đặc biệt khi sử dụng API đối tác vì nó không dành cho tất cả mọi người. Loại API này thường được dùng trong nội bộ công ty. Từ đó, tạo điều kiện tốt cho việc hợp tác doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các công ty sẽ dễ kiểm soát thông tin truy cập vào tài nguyên của họ.
Internal APIs (API nội bộ)
API nội bộ thường được dùng kết nối dữ liệu trong nội bộ công ty hoặc tổ chức nào đó. Từ đó, có thể nâng cao các sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp.
Composite APIs (API tổng hợp)
Đúng như cái tên tổng hợp, loại API này kết hợp của hai hoặc nhiều API khác với nhau để cùng tập trung giải quyết các vấn đề phức tạp của hệ thống. Chức năng của API này nổi trội bởi một chuỗi các tác vụ chạy song song đồng bộ.
Vì vậy nếu bạn có nhu cầu thu thập dữ liệu từ các ứng dụng hoặc từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. API tổng hợp là sự lựa chọn phù hợp nhất. Hơn thế nữa, bạn có thể sử dụng API tổng hợp như một “lệnh gọi” và thiết lập tự động mà không cần sự can thiệp của con người. Công dụng chính của API tổng hợp là để đẩy nhanh quá trình thực thi, từ đó tăng cường hiệu suất cho người sử dụng trong giao diện web.
Kết
Bài viết đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan về API, vai trò và tầm quan trọng của nó trong thế giới số ngày nay. Hiểu rõ API là gì? và những đặc điểm nổi bật của nó sẽ giúp chúng ta khai phá tiềm năng to lớn mà nó mang lạị cho người dùng. Hãy tham khảo thêm các bài viết công nghệ khác trên Blog Cốc Cốc nhé!
Xem thêm: