Khám phá

Overthinking là gì? Hồi chuông cảnh báo sức khỏe bạn nên biết

Overthinking là gì? đã là thắc mắc chung của xã hội, nhất là các bà mẹ đang nuôi con nhỏ hoặc đang tuổi dậy thì. Hội chứng này tạo nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và tính cách của người bị, nên bạn đừng bỏ qua những chia sẻ chi tiết tại bài viết này.

Overthinking là gì? Hồi chuông cảnh báo sức khỏe bạn nên biết

Tất tần tật các thông tin chung về Overthinking

Overthinking là gì? Thuật ngữ này có từ viết tắt như thế nào? Đây có phải là một loại bệnh liên quan đến tâm thần hay không? Nếu bạn muốn biết rõ hơn, đừng bỏ lỡ những nội dung trong các phần tiếp theo của chúng tôi.

Overthinking nghĩa là gì?

Thuật ngữ Overthinking được nhắc đến rất nhiều trong những năm gần đây, từ ngoài xã hội đến những ứng dụng online. Theo bạn, Overthinking là gì? Các hình ảnh Overthinking thường dùng để nói đến những hành vi nào?

Overthinking nghĩa là gì?

Overthinking được hiểu là một hành động suy nghĩ quá nhiều. Qua hành vi này, bạn sẽ thường xuyên đánh giá mọi thứ và mọi người xung quanh, luôn có cảm giác không hài lòng với kết quả nhận được.

Từ đó, tâm trí bạn bị mắc kẹt trong những vấn đề lặp đi lặp lại, gây cản trở đến cuộc sống hàng ngày. Overthinking thường chia làm hai loại chính, bao gồm:

  • Suy nghĩ về quá khứ của bạn hoặc một ai đó.
  • Luôn lo lắng cho những đề chưa xuất hiện trong tương lai.

Khi bạn suy nghĩ quá nhiều, bạn có xu hướng cảm thấy mắc kẹt và không thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Theo nhà tâm lý trị liệu Jessica Foley, “overthinking không phải lúc nào cũng xấu”.

Overthinking nghĩa là gì?

Một mức độ lo lắng nhất định có thể thúc đẩy bạn hành động. Tuy nhiên, overthinking sẽ trở thành vấn đề nếu nó ngăn cản bạn đạt được mục tiêu hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống hàng ngày và tinh thần của bạn.

Overthinking viết tắt như thế nào?

Trong tiếng Anh, “Overthinking” là một từ ghép giữa hai chữ “Over” và “Thinking”. Từ này cũng không có ký tự viết tắt. Tuy nhiên, trong giao tiếp hoặc trên các trang mạng xã hội, Overthinking viết tắt thành “ovtk” và được nhiều người dùng sử dụng khá phổ biến.

Overthinking là bệnh gì? Có phải là hội chứng của rối loạn tâm thần không?

Với các hành vi của Overthinking, nhiều người thắc mắc “Overthinking là bệnh gì?” và “Nó có phải là một trường hợp của bệnh tâm thần hay không?”. Hội chứng Overthinking không phải là một rối loạn tâm thần, nhưng có thể là biểu hiện sớm của một số bệnh tâm thần như:

Overthinking là bệnh gì? Có phải là hội chứng của rối loạn tâm thần không?

  • Bệnh trầm cảm.
  • Bệnh rối loạn lo âu.
  • OCD.
  • PTSD.

Với một người luôn căng thẳng và lo âu như khái niệm “Overthinking là gì” đã đề cập, Sanaa Hafeez – nhà tâm lý học lâm sàng đã mô tả tình trạng này như là “con gà và quả trứng”. Tức là, khi bạn thấy quá stress và lo lắng, điều này có thể dẫn đến Overthinking và ngược lại.

Overthinking là bệnh gì? Có phải là hội chứng của rối loạn tâm thần không? 2

Nếu một người rơi vào tình trạng này quá lâu, họ có thể dần mất kiểm soát bản thân và mắc phải các bệnh tâm thần. Đặc biệt, những người vừa trải qua giai đoạn sốc tâm lý nặng, là các đối tượng dễ rơi vào tình trạng Overthinking nhất.

Các dấu hiệu thường gặp giúp nhận biết bạn bị Overthinking

Sau khi tìm hiểu về người Overthinking la gì, nhiều người quan tâm hơn đối với hội chứng này. Để giúp bạn nắm rõ hơn về hành vi suy nghĩ quá nhiều, chúng tôi đã tổng hợp các dấu hiệu thường gặp nhất ở những người bị Overthinking như sau:

Các dấu hiệu thường gặp giúp nhận biết bạn bị Overthinking

  • Toàn bộ suy nghĩ đều bị kéo theo vấn đề mà bạn đang gặp phải, không thể tập trung để nghĩ đến những vấn đề khác.
  • Luôn bắt não bộ làm việc liên tục, không thể dành thời gian để nghỉ ngơi hoặc nhàn rỗi.
  • Thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng hoặc bất an với một vấn đề nào đó.
  • Tinh thần luôn trong trạng thái mệt mỏi, luôn bị bao vây trong các suy nghĩ tiêu cực và bi quan.
  • Các trải nghiệm hoặc những tình huống khó khăn luôn xuất hiện trong đầu bạn, không tin tưởng đối với mọi quyết định của bản thân.
  • Thường xuyên nghĩ đến những vấn đề xấu và tiêu cực nhất, luôn phóng đại mọi vấn đề và khiến mọi tình huống trở nên nghiêm trọng.

Các ảnh hưởng tiêu cực của Overthinking trong tình yêu

Tình yêu là mối quan hệ giữa hai người cùng nhau cố gắng vun đắp tình cảm, cùng trải qua vui buồn. Nếu một người rơi vào trạng thái Overthinking trong tình yêu, mối quan hệ của cả hai sẽ gặp rất nhiều rắc rối.

Các ảnh hưởng tiêu cực của Overthinking trong tình yêu

Theo bạn, các tác hại thường xuất hiện trong tình yêu của những người bị Overthinking là gì? Một vài ảnh hưởng tiêu cực của hội chứng này có thể làm ảnh hưởng đến bạn và nửa kia khi yêu như sau:

  • Làm mất đi niềm tin và sự tự tin: Việc suy nghĩ quá nhiều có thể khiến bạn nghi ngờ về cảm xúc của đối phương và cả của chính mình, dẫn đến mất đi niềm tin và sự tự tin.
  • Gây căng thẳng và lo lắng không cần thiết: Những suy nghĩ phức tạp và không chắc chắn có thể tạo ra căng thẳng và lo lắng không cần thiết, làm cho mối quan hệ trở nên căng thẳng và khó khăn hơn.
  • Dẫn đến sự phân vân trong quyết định: Overthinking có thể khiến bạn khó lòng đưa ra quyết định chính xác và mạnh mẽ, khiến cho mối quan hệ không được điều chỉnh hoặc cải thiện.

Ngoài ra, tình trạng suy nghĩ quá nhiều khi yêu cũng khiến mối quan hệ của bạn gặp rất nhiều ảnh hưởng xấu. Hai người sẽ dần mất niềm tin và bất đồng quan điểm với nhau, mối quan hệ sẽ trở thành sự trói buộc và khiến cả hai cảm giác không còn tự do.

Cách hết Overthinking được chia sẻ từ chuyên gia

Theo các chuyên gia, hội chứng này hoàn toàn có thể khắc phục thành công nếu như bạn cố gắng. Nếu không may, bạn đang rơi vào tình trạng luôn bi quan với mọi chuyện hoặc xuất hiện các dấu hiệu của Overthinking, bạn hãy thử chữa lành theo những cách sau:

Cách hết Overthinking được chia sẻ từ chuyên gia

  • Thiền định: Qua các bài tập thiền, bạn sẽ được thư thái tinh thần và giảm stress hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, thiền định còn có giúp bạn chữa lành tâm hồn, giúp bạn luôn hướng đến những điều tích cực hơn.
  • Chiến thắng tiêu cực: Khi gặp chuyện không vui, bạn cần phải đối mặt với nó và đừng tìm cách trốn tránh. Thay vào đó, bạn hãy đương đầu với những vấn đề tiêu cực đang gặp phải và tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho bản thân.
  • Tin tưởng vào chính mình: Bạn hãy học cách tin tưởng và lắng nghe chính mình, không nên nghi ngờ bất kỳ quyết định nào của bản thân.

Cách hết Overthinking được chia sẻ từ chuyên gia 2

  • Hòa mình cùng thiên nhiên: Môi trường tự nhiên sẽ giúp bạn điều chỉnh lại tâm trạng và nạp năng lượng cho cơ thể lẫn trí não. Nếu bạn đang quá mệt mỏi với mọi thứ, đừng ngần ngại mà hãy tự thưởng cho mình một chuyến du lịch.
  • Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia: Với những người đã gặp tình trạng nặng, bạn nên tìm đến các chuyên gia tâm lý để có cách hết Overthinking khoa học và hiệu quả hơn.

Bài test Overthinking – Cách giúp kiểm tra mức độ của bạn

Mức độ bị hội chứng Overthinking của mỗi người là khác nhau, có thể nặng, nhẹ hoặc trung bình. Dù ở mức độ nào, tình trạng này cũng tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của người mắc phải.

Bài test Overthinking - Cách giúp kiểm tra mức độ của bạn

Do đó, các chuyên gia thường khuyên mọi người hãy kiểm tra mức độ trầm cảm của bản thân. Từ bài trắc nghiệm DASS-21, bạn có thể đánh giá được trạng thái cảm xúc của bản thân như trầm cảm, căng thẳng và lo âu.

Mỗi phần sẽ bao gồm 7 câu hỏi để đánh giá mức độ phiền muộn, mất hứng thú, cảm thấy vô vọng, lo lắng, và bất an của mỗi người. Kết quả từ trắc nghiệm này có thể giúp bạn định lượng mức độ overthinking của bản thân. Điểm của từng mức độ được tính như bảng sau:

Bình thường Nhẹ Trung bình Nặng Rất nặng
Lo âu 0 – 7 8 – 9 10 – 14 15 – 19 ≥20
Trầm cảm 0 – 9 10 – 13 14 – 20 21 – 27 ≥28
Căng thẳng 0 – 14 15 – 18 19 – 25 26 – 33 ≥34

 

Bài trắc nghiệm chỉ dùng để mọi người tham khảo và đánh giá một phần trạng thái hiện tại của bạn. Để có thể kiểm tra chi tiết hơn, bạn cần phải đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn và kiểm tra chuyên nghiệp.

Từ bài viết, Blog Cốc Cốc đã chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến hội chứng Overthinking hiện nay. Hy vọng từ những dấu hiệu, cách chữa và định nghĩa “Overthinking là gì” đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về hội chứng này.

Xem thêm:

Write A Comment