Tips công nghệ

Gợi ý 10 công cụ AI hỗ trợ viết code cho lập trình viên

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lập trình. Viết code bằng AI đang là giải pháp được nhiều lập trình viên lựa chọn để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất công việc. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá top 10 công cụ AI viết code tốt nhất hiện nay nhé! 

Ưu điểm khi ứng dụng AI vào lập trình 

Với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, hàng loạt các công cụ Ai ra đời để giải quyết các vấn đề khác nhau. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật khi ứng dụng AI vào lập trình: 

  • Tiết kiệm thời gian: Các công cụ AI có thể tự động hoàn thành mã, giúp các lập trình viên tiết kiệm thời gian và tăng tốc độ viết code nhanh, hiệu quả hơn. 
  • Tăng hiệu suất công việc: Với sự hỗ trợ từ AI, lập trình viên có thể hoàn thành được khối lượng việc nhiều hơn. Từ đó hiệu suất công việc cũng được cải thiện đáng kể. 
  • Nâng cao chất lượng mã: Nhờ khả năng phát hiện và khắc phục lỗi trong mã, các công cụ AI giúp lập trình viên tạo ra các sản phẩm chất lượng cao hơn và giảm thiểu các lỗi cơ bản. 
  • Mở ra cơ hội sáng tạo: Từ những gợi ý, đề xuất của công cụ AI các lập trình viên có thể học hỏi và sáng tạo hơn để thích ứng với thị trường. 

Top 10 công cụ AI viết code 

Dưới đây TOP 10 công cụ Ai viết code tốt nhất mà các lập trình viên không nên bỏ qua: 

DataLab AI 

DataLab là sổ ghi chép dữ liệu tích hợp AI được hỗ trợ bởi OpenAI giúp bạn tạo mã, sửa lỗi và tự động hoàn thành mã. Nó có thể phát hiện và sửa lỗi trực tiếp trên trình soạn thảo mã giúp bạn tiết kiệm thời gian và hạn chế lỗi. 

GitHub Copilot 

GitHub Copilot là công cụ AI hỗ trợ lập trình được kết hợp bởi GitHub và OpenAI. Ứng dụng này tạo ra giúp lập trình viên viết code nhanh hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm thời gian đáng kể bằng cách tự động gợi ý mã nguồn trực tiếp trong trình soạn thảo mã. 

Github CopilotGitHub Copilot tích hợp trực tiếp với các IDE như Visual Studio Code, Neovim, JetBrains IDEs, đồng thời hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình, trong đó có Python, JavaScript, TypeScript, Ruby. 

Tuy nhiên, GitHub Copilot là một sản phẩm trả phí. Bạn chỉ có thể sử dụng phiên bản dùng thử miễn phí trong 30 ngày. Sau thời gian này, bạn cần phải trả phí nếu muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ.  

ChatGPT 

ChatGPT là cái tên không còn xa lạ đối với giới công nghệ toàn cầu trong vài năm gần đây. Mặc dù không phải là công cụ chuyên về lập trình nhưng ChatGPT có thể tạo code, kiểm tra, review và tối ưu hóa code theo yêu cầu của bạn. Tất cả những gì bạn cần làm là nhập câu lệnh prompt một cách rõ ràng nhất, ChatGPT sẽ đưa ra đáp án nhanh chóng chỉ trong vài giây.  

Chatgpt

Bằng cách viết code đơn giản với ChatGPT, lập trình viên có thể tiết kiệm thời gian xem lại các nguyên tắc coding cơ bản. Từ đó giúp cải thiện tốc độ và tập trung vào các task quan trọng hơn để nâng cao hiệu suất công việc. 

ChatGPT có sẵn bản miễn phí để bạn sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên để có thể trải nghiệm các tính năng vượt trội của công cụ này thì bạn cần nâng cấp lên phiên bản trả phí nhé! 

Codeium 

Codeium

Codeium tích hợp AI tiên tiến để hỗ trợ lập trình viên thực hiện các tác vụ mã hóa khác nhau, trong đó có khả năng tự động hoàn thành mã. Cụ thể, khi bạn viết mã, Codeium sẽ phân tích mã hiện có từ đó đề xuất hoặc tạo mã mới, đảm bảo tính nhất quán và tuân thủ các nguyên tắc lập trình. Điều này cũng giúp bạn tăng tốc các tác vụ mã hóa và giảm bớt các thao tác thủ công. Đây là một trợ lý mã hóa AI tốt nếu bạn mới bắt đầu và muốn tạo mã nhanh, chính xác. 

CodeWhisperer 

CodeWhisperer là công cụ hỗ trợ lập trình tích hợp AI được phát triển bởi Amazon. CodeWhisperer có khả năng gợi ý code dựa trên ngôn ngữ và ngữ cảnh theo yêu cầu của bạn. Khi bạn gõ code, CodeWhisperer sẽ tự động đề xuất các mẫu code phù hợp với prompt, giúp bạn viết code nhanh hơn và tránh bị sai sót. 

Bạn có thể sử dụng CodeWhisperer trong nhiều môi trường phát triển tích hợp (IDE) phổ biến như VS Code và hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình bao gồm: Python, Java, JavaScript, TypeScript,… 

Google Bard 

Google Bard là một chatbot AI được phát triển bởi Google. Công cụ này có thể hỗ trợ lập trình bao gồm tạo code, sửa lỗi và giải thích mã code cho người dùng. Điều này đặc biệt hữu ích với những ai mới bắt đầu tìm hiểu về lập trình hay chưa thông thạo về code.  

Google Bard

Google Bard có thể viết code bằng 20 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có các ngôn ngữ phổ biến như Python, Java, C++ và Javascript. Đây chắc hẳn là công cụ AI hỗ trợ viết code mà những “tấm chiếu mới” không thể bỏ qua.  

IBM Watsonx Code Assistant 

Là nền tảng AI được hỗ trợ bởi các mô hình ngôn ngữ lớn, đảm bảo các tương tác trực quan và tin cậy. Watsonx Code Assistant giúp các lập trình viên tạo code chất lượng cao bằng cách đề xuất mã phù hợp dựa trên yêu cầu hoặc từ mã nguồn hiện có.  

Code Llama 

Code Llama là sản phẩm AI được phát triển bởi Meta. Công cụ này có khả năng tạo ra mã tự động cho nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến như Python, C++, Java,… Ngoài ra, Code Llama còn được sử dụng để hoàn thiện và gỡ lỗi mã, giúp cho quá trình phát triển phần mềm trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

Tabnine 

Tabnine là một trợ lý AI được thiết kế để hỗ trợ lập trình bằng cách dự đoán và gợi ý các dòng mã tiếp theo dựa trên ngữ cảnh và cú pháp. Bằng cách này, lập trình viên có thể tăng tốc độ làm việc hơn khi giảm bớt số lần gõ phím trong quá trình viết code. Tuy nhiên, Tabnine đôi khi còn gợi ý không chính xác nên bạn vẫn cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi chấp nhận đề xuất từ công cụ này.  

Tabnine

Tabnine phù hợp với nhiều trình soạn thảo và môi trường phát triển tích hợp (IDEs) như VS Code, Visual Studio, PyCharm, Android Studio,… và hỗ trợ hầu hết các ngôn ngữ lập trình hiện nay. 

Tabnine cung cấp cả gói miễn phí và trả phí, bạn có thể lựa chọn gói phù hợp với nhu cầu sử dụng. 

CodeWP 

CodeWP là trình tạo mã AI được thiết kế để giúp các nhà sáng tạo WordPress xây dựng trang web dễ dàng và nhanh hơn. CodeWP có thể tạo mã nhanh chóng và chính xác dựa trên các yêu cầu của bạn. Với CodeWP, bạn sẽ không phải tốn nhiều thời gian để tìm kiếm các đoạn mã phù hợp, khắc phục lỗi,…  

Code WP có cả bản miễn phí và bản Pro (được thanh toán hàng năm). Với phiên bản miễn phí, bạn được phép bạn tạo 10 mã mỗi tháng. Trong khi đó, bản Pro giúp bạn tạo mã không giới hạn mỗi tháng. Không những vậy, bản Pro còn đi kèm với các tính năng chỉnh sửa và giải thích mã, giúp bạn dễ dàng làm việc với các thế hệ mã của mình. 

Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được công cụ AI viết code phù hợp nhất trong các gợi ý trên đây. Để biết thêm nhiều tips hay về công nghệ hiện nay, hãy truy cập Blog Cốc Cốc hằng ngày nhé! 

Write A Comment