Khám phá

Tổng hợp cách dạy chó mèo đi vệ sinh đúng chỗ chỉ trong 2 tuần

Chó mèo đi vệ sinh lung tung làm bẩn nhà cửa khiến bạn đau đầu? Sau đây là cách dạy chó mèo đi vệ sinh đúng chỗ hiệu quả 100%! 

Tại sao chó mèo đi vệ sinh không đúng chỗ?   

Đối với chó 

Chó đi tiện lung tung có thể xuất phát từ nhiều lý do. Lý do thường gặp nhất là do chưa dạy chó cách đi vệ sinh đúng. Ngoài ra, chó có bản năng tè để đánh dấu lãnh thổ. Vì vậy khi mới chuyển nhà chó sẽ có xu hướng tiểu để đánh dấu lãnh thổ của mình. 

Ngoài ra, căng thẳng hoặc vui mừng quá mức cũng có thể dẫn đến hiện tượng trên. Đặc biệt là chó dưới 12 tháng tuổi thì hành động này thường khó kiểm soát. Các sen nuôi chó con nên kiên nhẫn và bắt đầu huấn luyện sau khi cún bắt đầu được 6 tháng tuổi. 

Một số vấn đề về sức khỏe như:  tiêu chảy, táo bón, tiêu chảy hoặc các vấn đề tiết niệu, thần kinh khác cũng có thể khiến các bé cún không kiểm soát được vấn đề vệ sinh. Đặc biệt là với các bé có bệnh nền hoặc già yếu. 

Đối với mèo 

Tương tự chó, mèo cũng có thói quen dùng nước tiểu để đánh dấu lãnh thổ, do bệnh lý hoặc do căng thẳng quá mức. Tuy nhiên vẫn còn một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như sau: 

  • Khay vệ sinh bẩn/có mùi: Khay vệ sinh bẩn hoặc có mùi có thể là nguyên do “boss” nhà bạn đi vệ sinh linh tinh. Mèo là loài sạch sẽ, vậy nên nếu mèo hếch mũi vào khay sau đó đi vệ sinh chỗ khác thì có thể chiếc mũi của bé nhà bạn không thể “thẩm” nổi mùi khay vệ sinh. Ngoài ra, mèo thường che lấp chất thải để kẻ săn mồi không định vị được chúng qua mùi hương. Thế nên khay vệ sinh bẩn có thể khiến mèo cảm thấy không an toàn. 
  • Vị trí của khay cũng có thể là lý do mèo không sử dụng khay. Bạn nên đặt khay ở cách xa vị trí ăn uống của mèo hoặc quá khó tới như trên tầng vì chúng sẽ không tới nơi kịp thời hoặc quá lười để leo đến tận đấy. Các âm thanh của ấm đun nước, máy giặt, máy sấy cũng có thể làm mèo sợ hoặc nếu có con mèo khác đã dùng khay, chúng sẽ tìm nơi an toàn hơn để đi vệ sinh.   
  • Cát vệ sinh và thiết kế của khay cũng có thể là lý do mèo đi vệ sinh lung tung: Mỗi bé mèo thích một loại cát khác nhau, còn kích thước hoặc độ sâu của khay có thể làm mèo thấy không thoải mái. Khay có thể quá nhỏ so với mèo, không đủ chỗ để mèo thoải mái di chuyển hoặc giữ sạch lông.  
  • Môi trường sống bị thay đổi/tranh chấp lãnh thổ: Mèo là một loài có ý thức lãnh thổ cao. Vậy nên bất kỳ thay đổi nhỏ nào trong môi trường sống như nhà có thành viên mới, tân trang nhà cửa cũng có thể khiến mèo cảm thấy sợ hãi và ngừng sử dụng khay. Nếu bạn nuôi nhiều mèo, các bé mèo cũng không thích mèo khác sử dụng khay của mình và sẽ tìm cách để đánh dấu khay của mình để mèo khác không sử dụng khay. 

Huấn luyện chó mèo đi vệ sinh đúng chỗ cho người mới  

Cách chọn dụng cụ vệ sinh và cát  

Chọn miếng lót vệ sinh: Để chọn được những tấm lót vệ sinh ưng ý nhất, bạn cần cân nhắc những tiêu chí sau: 

  • Chọn các cửa hàng uy tín chuyên cung cấp các phụ kiện, đồ dùng dành cho thú cưng. Bạn có thể mua sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng hoặc đặt hàng qua các website của thương hiệu. 
  • Tìm hiểu về tính năng, công nghệ cũng như chất liệu của sản phẩm để lựa chọn sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của mình và thú cưng. Đảm bảo miếng lót có khả năng khử mùi, kháng khuẩn, thấm hút nhanh, không bị xê dịch trong quá trình sử dụng. 
  •  Lựa chọn kích cỡ phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu bạn có khay vệ sinh riêng cho chó mèo thì hãy ưu tiên chọn miếng lót vừa với khay. Nếu trả ra sàn thì hãy chọn theo trọng lượng của chó mèo. Như vậy thì sẽ hạn chế được việc chất thải bị văng ra rất ngoài khiến chúng ta vất vả hơn khi dọn dẹp. 

cách dạy chó mèo đi vệ sinh đúng chỗ

Chọn khay vệ sinh: Cân nhắc độ tuổi, giống và kích thước của chó mèo để chọn khay vệ sinh có kích thước phù hợp. Ngoài ra chó đực và chó cái sẽ có kiểu vệ sinh khác nhau. Do đó, nếu nuôi cún đực thì khay vệ sinh có thành cao cùng thiết kế có cọc nhựa sẽ giúp chúng đi vệ sinh dễ dàng và tiện lợi hơn. Còn với cún cái, bạn có thể mua khay thành thấp hay cao đều được và không nhất thiết phải mua cọc.  

Chọn cát: Mỗi em chó mèo sẽ thích và thoải mái với loại cát khác nhau, bạn nên lựa chọn cát về sinh nào mà chó mèo cảm thấy thoải mái với chúng. Cát cũng không nên có bụi và ít hoặc không có mùi do chó mèo rất mẫn cảm với mùi hương. Cuối cùng, nên ưu tiên cát có thành phần tự nhiên – vừa tốt cho sức khỏe của thú cưng vừa khiến các “boss” thoải mái 

Cách dạy chó mèo đi vệ sinh đúng chỗ  

Đầu tiên, bạn cần xác định chỗ đi vệ sinh cho chó mèo. Khi đã quen một vị trí cố định, chó mèo sẽ cảm thấy thoải mái và ngại đi vệ sinh lung tung. Khay nên được đặt ở khu vực chó mèo thường xuyên qua lại, yên lặng và ít người qua lại. 

Đối với chó mèo con, bạn nên cho chúng vào khay vệ sinh khoảng 5 phút để chúng quen với mùi của chất độn chuồng. Có những bé rất thông minh chỉ cần đi vệ sinh trên cát vài lần là hiểu ngay mà không cần tốn nhiều thời gian giảng dạy. Ngược lại, nếu bé vẫn chưa hiểu thì bạn cần phải kiên nhẫn và tận tình hướng dẫn bé. 

Bạn có thể kết hợp khẩu lệnh và lặp đi lặp lại quá trình này trong khoảng 1-2 tuần kết hợp với xoa đầu hoặc khen thưởng để động viên các “boss”.   

Đối với mèo chưa biết cách đào cát, bạn có thể chỉ mèo cách đào bới đất. Dùng ngón tay cào đất sang hai bên cho đến khi mèo đã hiểu rõ động tác. Nếu chúng đã thải phân vào khay nhưng chưa lấp đất lại, bạn nên dùng ngón tay bốc một ít đất phủ lên chất thải của chúng để mèo hiểu. 

Các sen nên đảm bảo chó mèo chỉ sử dụng duy nhất khay vệ sinh. Chó mèo khi chưa có thói quen sẽ hay chui vào chỗ tối khuất để tìm chỗ đi vệ sinh, nếu phát hiện kịp thời bạn phải lập tức la lên và dọn dẹp lại ngay khu vực đó để chó mèo không bị nhiễm thói quen đi vệ sinh bừa bãi. 

Ngoài ra, bạn nên dọn cát vệ sinh hằng ngày cũng như lau rửa khay thường xuyên. Nếu khay vệ sinh có mùi hoặc không được dọn thường xuyên, chó mèo sẽ tìm đến nơi sạch sẽ hơn để đi vệ sinh, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình huấn luyện. 

Quá trình huấn luyện có thể diễn ra từ 1-2 tuần tùy theo trí thông minh của mỗi bé, bạn nên kiên nhẫn và cùng thú cưng cố gắng để tạo một môi trường sống thoải mái cho cả hai.  

Dạy mãi mà “boss” không nghe lời? Có thể bạn cần kiểm tra IQ thú cưng đấy. Khám phá ngay cùng Cốc Cốc ICute! 

Write A Comment