Trung thu ngày mấy đang là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm trên Cốc Cốc. Đây là một dịp lễ đoàn viên quan trọng trong truyền thống và văn hóa của người Việt. Để nắm được thời điểm diễn ra lễ hội hàng năm, bạn hãy theo dõi thông tin chi tiết tại bài viết của Blog Cốc Cốc.
Nội dung chính
Trung thu 2024 vào ngày nào?
Tết trung thu còn được mọi người biết đến với cái nhiều cái tên quen thuộc khác như tết thiếu nhi, tết đoàn viên hoặc tết trông trăng. Đây là một trong những ngày lễ tết truyền thống quen thuộc của người dân châu Á, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc.
Tết trung thu 2024 là một dịp lễ dành riêng cho các trẻ em cùng nhau rước đèn ông sao. Bên cạnh đó, ngày này còn là khoảng thời gian để gắn kết các thành viên trong gia đình, mọi người cùng đoàn viên sum vầy.
Khi tết trung thu đến, trẻ em khắp cả nước luôn háo hức mong chờ những hoạt động thú vị dành cho ngày này như rước, phá cỗ trung thu, múa lân,… Vì vậy, mọi người rất thường hay thắc mắc trung thu là ngày bao nhiêu? Và thứ mấy trung thu?
Hàng năm, tết thiếu nhi đều sẽ diễn ra vào ngày 15/08 âm lịch và các gia đình sẽ cùng nhau sum vầy, thưởng thức bánh trung thu và trà. Trong năm 2024, khi tính theo dương lịch thì tết trông trăng rơi vào thứ 3 ngày 17/09.
Còn một cách khác để mọi người nắm rõ được hàng năm tết trung thu ngày mấy đó là thông qua Cốc Cốc. Bạn chỉ cần mở trình duyệt Cốc Cốc và nhập cụm từ “lịch âm” hoặc tại Cốc Cốc Search để tìm kiếm thông tin.
Sau đó, bạn chỉ cần theo dõi lịch âm của từng tháng là sẽ biết được bao giờ trung thu. Cuối cùng, bạn lưu lại thông tin ngày lễ tìm được để có thể theo dõi khi tết đoàn viên đến.
Bật mí nguồn gốc Tết Trung thu
Sau khi nắm được khi nào trung thu, nguồn gốc của tết đoàn viên cũng là câu chuyện được nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó, các bé thiếu nhi còn được người lớn kể lại rất nhiều giai thoại về tết đoàn viên. Trong đó, 3 giai thoại sau được xem là phổ biến nhất.
Câu chuyện từ Hằng Nga và Hậu Nghệ
Truyền thuyết kể rằng Hậu Nghệ là một cung thủ tài ba, đã bắn hạ 9 trong 10 mặt trời để cứu thế gian khỏi hạn hán. Để đền ơn, ông được tặng một viên thuốc trường sinh. Tuy nhiên, vì không muốn rời xa Hằng Nga, Hậu Nghệ không uống thuốc mà giao cho vợ giữ.
Một hôm, khi Hậu Nghệ vắng nhà, một kẻ xấu đã cố gắng cướp viên thuốc, buộc Hằng Nga phải nuốt viên thuốc để tránh mất. Sau khi uống, nàng bay lên cung trăng và sống ở đó mãi mãi. Mỗi dịp Trung thu, người dân ngắm trăng để tưởng nhớ Hằng Nga.
Nguồn gốc từ vua Đường Minh Hoàng
Vào thời vua Đường Minh Hoàng của Trung Quốc, nhà vua trong đêm trăng tròn tháng tám được một vị tiên dẫn đến cung trăng. Ở đó, ông đã thưởng ngoạn cảnh sắc của cung Quảng và ngắm trăng. Khi trở về, ông đã khởi xướng lễ hội trung thu để kỷ niệm chuyến đi này.
Sự tích chú Cuội của Việt Nam
Chú Cuội là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, sống bằng nghề đốn củi. Một hôm, chú Cuội nhặt được một cây thuốc quý có khả năng cứu người khỏi chết. Một ngày nọ, vợ chú Cuội do vô tình làm cây thuốc chết khô.
Chú Cuội cố gắng cứu cây nhưng không kịp, khiến cây thuốc bay lên trời, kéo chú Cuội theo và từ đó chú Cuội sống trên cung trăng. Truyền thuyết này gắn liền với hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa trên mặt trăng, thường được nhắc đến mỗi dịp Trung thu.
Theo như nhiều nghiên cứu, các hình ảnh về lễ hội tết trung thu được in trên trống đồng Ngọc Lũ. Do đó, người Việt Nam vẫn luôn tin rằng thời điểm tết đoàn viên xuất hiện chính là vào thời kỳ đồ đồng của Việt Nam.
Còn với người Trung Quốc, họ lại cho rằng nguồn gốc của tết thiếu nhi là bắt đầu từ thời Xuân thu. Đó là thời điểm để mừng vụ mùa thu hoạch, khi người nông dân có thời gian nghỉ ngơi và vui chơi sau mùa gặt.
Trung thu ngày mấy? Ý nghĩa của lễ hội là gì?
Trung thu ngày bao nhiêu đã được chúng tôi giúp bạn giải đáp trong phần đầu của bài viết. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày lễ đặc biệt này, chúng tôi sẽ giúp bạn khám phá về ý nghĩa của ngày tết trung thu theo truyền thống.
Tết Trung thu là dịp thể hiện tình thân, sum vầy và yêu thương trong gia đình. Trong ngày này, các thành viên trong gia đình thường quây quần bên nhau, cùng ngắm trăng, thưởng thức bánh trung thu và trò chuyện vui vẻ.
Bên cạnh đó, tết Trung thu là dịp dành cho trẻ em trên toàn quốc. Các bé được rước đèn lồng, phá cỗ, xem múa lân và ngắm trăng. Những hoạt động này là thời điểm để trẻ em được vui chơi, giải trí và học hỏi thêm về các nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, ngắm trăng còn giúp tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Người xưa tin rằng màu sắc của trăng vào đêm Trung thu có thể dự báo tương lai:
- Nếu trăng có màu vàng, năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, biểu thị sự thịnh vượng.
- Nếu trăng có màu xanh hay lục, năm đó có thể gặp phải thiên tai, khó khăn.
- Nếu trăng có màu cam trong sáng, đất nước sẽ được thịnh trị, hòa bình và phát triển.
Những quan niệm và truyền thống này không chỉ làm phong phú thêm ý nghĩa của Tết Trung thu mà còn thể hiện sự kết nối giữa con người và thiên nhiên và sự tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Lời kết
Qua bài viết, Blog Cốc Cốc đã giúp bạn giải đáp trung thu ngày mấy và những câu chuyện liên quan đến tết thiếu nhi. Tết đoàn viên thật sự là một ngày dành cho gia đình và những người bạn yêu thương, nên hãy trân trọng và cùng về sum họp với mọi người nhé!
Xem thêm: