Tết Trung thu là một trong những ngày lễ hội truyền thống của người Việt. Theo thời gian, ngày hội Trăng rằm ngày càng được đổi mới với nhiều hoạt động thú vị. Không còn gói gọn ở các hoạt động truyền thống, Trung thu Việt đã hiện đại hơn. Thông tin chi tiết về ngày hội đón trăng sẽ có trong bài viết dưới đây
Lễ Trung thu là gì?
Theo quan điểm dân gian xưa, ngày hội Trung thu sẽ được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Thời gian này sẽ rơi vào khoảng giữa tháng 9 đến đầu tháng 10 dương lịch. Đây cũng được xem là thời điểm mặt trăng tỏa sáng, tròn và đẹp nhất trong năm.
Ngoài ra, nhiều người cho rằng thời điểm trên cũng là lúc hoàn tất mùa vụ. Từ cách tính trên mọi người cũng có thể hiểu đơn giản hơn, Trung Thu là ngày đẹp nhất giữa mùa thu. Mọi người chọn ngày đẹp trên để tổ chức những lễ hội ăn mừng mùa vụ thuận lợi.
Có mặt tại Việt Nam từ khá lâu, Trung thu đã trở thành một trong những ngày lễ hội quan trọng của dân ta. Đây còn là dịp mọi người trong nhà ngồi quây quần để nhân nhi quà bánh và trò chuyện với nhau.
Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu?
Ở phần tìm hiểu về tết Trung thu, mọi người cùng khám phá sâu hơn về nguồn gốc ngày lễ này. Xuất phát điểm của ngày hội đến từ Trung Quốc, trong đó có khá nhiều truyền thuyết khác nhau. Nổi bật nhất là truyền thuyết của chị Hằng và chú Cuội.
Vào ngày này khi nhìn lên mặt trăng, mọi người sẽ thấy hình ảnh mờ ảo của chú Cuội ngồi bên gốc cây đa và cả hình ảnh chị Hằng Nga xinh đẹp. Đây cũng được xem là biểu tượng và nhân vật không thể thiếu vào các ngày lễ hội Trăng rằm.
Cho đến thời điểm hiện tại, Trung thu đã có mặt tại Việt Nam hàng trăm năm và tiếp tục được đổi mới. Ngày lễ truyền thống trước đây đã được cải tiến với nhiều hoạt động nhộn nhịp, đông vui và thu hút sự yêu thích của không ít bạn trẻ.
Tết Trung thu còn có tên gọi khác là gì?
Tết trung thu còn gọi là gì? Đây là câu hỏi được quan tâm nhất hiện nay ở giới trẻ. Ngoài cái tên Trung thu, ngày hội này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Lễ hội Trăng rằm, Rằm Tháng Tám, Tết thiếu nhi,…
Không chỉ phổ biến tại Việt Nam, ngày hội còn phổ biến tại nhiều nước châu Á. Tại Trung Quốc, ngày hội ngắm trăng còn được biết đến với tên gọi Tết Trông Trăng hay Tết Hoa Đăng với quy mô tổ chức vô cùng hoành tráng.
Lễ hội Trung Thu Việt Nam được xem là dịp đặc biệt mà tất cả mọi người được ngắm trăng ở thời điểm đẹp nhất. Bên cạnh đó, ngày lễ còn biết đến như ngày Tết đoàn viên khi gia đình có thời gian quây quần bên nhau cùng nhâm nhi bánh và uống trà ngắm trăng rằm.
Một số hoạt động thú vị trong ngày tết Trung thu Việt Nam
Bên cạnh những thông tin giúp mọi người tìm hiểu về tết Trung thu Việt Nam, trong ngày hội này cũng diễn ra không ít hoạt động nổi bật. Phổ biến nhất trong số các hoạt động, chương trình hiện nay phải kể đến như là:
Làm đèn lồng đón lễ
Cứ đến ngày hội Trăng rằm, khắp đầu làng, xóm, ngõ đều được thắp sáng bởi những chiếc đèn lồng xinh xinh của các em nhỏ. Mỗi bé đều được cha mẹ, ông bà chuẩn bị cho những chiếc lồng đèn với nhiều màu sắc bắt mắt để xúng xính cùng với đám bạn hát ca khắp xóm.
Hòa cùng không khí đó, nhiều trò chơi cũng được tổ chức để tạo thêm không khí náo nức và đầm ấm. Không chỉ các bé nhỏ mà cả người lớn cũng hòa mình vào không khí của ngày hội vô cùng phấn khích và hào hứng.
Bên cạnh những chiếc lồng đèn bắt mắt, những đồ chơi khác cũng khá phổ biến trong ngày hội Trung thu phải kể đến như đầu sư tử, mặt nạ, trống,… Một số địa phương cũng tổ chức thêm các cuộc thi làm lồng đèn để tăng thêm phần hấp dẫn cho ngày lễ hội.
Nhảy múa và múa lân rước đèn
Song song với các hoạt động rước đèn của thiếu nhi, hình ảnh thân quen thường xuất hiện trong ngày Tết Trung thu phải kể đến chính là múa lân, múa rồng. Nhiều đội lân, rồng đến từ khắp nơi tập trung thi tài để tranh phần thưởng cao nhất.
Những con lân, con rồng được đầu tư vô cùng kỹ lưỡng, chi tiết mang đến những màu sắc rực rỡ. Kết hợp cùng các đường múa điêu luyện của những võ sư dày dặn kinh nghiệm khiến không khí thêm phần nóng hơn bao giờ hết.
Với từng nhịp trống liên tục cùng đường múa hài hòa giúp người xem càng được mãn nhãn. Không chỉ riêng trẻ em mà cả người lớn cũng vô cùng phấn khích trước những màn trình diễn đặc sắc này.
Phá cỗ mừng lễ Trung thu
Một hoạt động khác được rất nhiều người đón chờ chính là hoạt động phá cỗ trong ngày hội tết Trung thu Việt Nam. Một mâm cỗ Trung thu thường được gia đình Việt bày trí vô cùng đẹp đẽ với đầy đủ các loại hoa quả như bánh, kẹo, dưa hấu, quả na, hồng, mận,…
Xung quanh mâm cỗ sẽ được kèm theo các loại bánh nướng, bánh dẻo hình con lợn mẹ và bầy lợn con hoặc hình cá chép đặc sắc. Ngoài ra, nhiều gia đình còn bày trí thêm nhiều loại bánh và hoa quả nhằm tăng độ phong phú cho mâm cỗ.
Sau khi đã chuẩn bị, mâm cỗ sẽ được dùng để cúng trăng, cúng trời và đất. Nhiều người quan niệm rằng, điều này sẽ giúp họ cầu xin được những điều tốt đẹp, mùa màng bội thu, gia đình ấm cúng đoàn viên.
Khi trăng lên cao đến đỉnh đầu trong ngày Trung thu cũng là lúc mọi người cùng nhau phá cỗ. Hình thức phá cỗ ở đây là cách nói nôm na của việc gia đình cùng nhau thưởng thức các món ăn đã chuẩn bị.
Thưởng thức bánh trung thu và uống trà
Song song với những hoạt động vừa đề cập trên đây trong phần tìm hiểu về Trung thu, hoạt động được mọi người chú trọng nhất là việc cả gia đình quây quần bên nhau. Ngày hội Trung thu cũng là dịp mà các thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau.
Nhiều người thể hiện tình cảm của mình thông qua việc mua bánh trung thu, rượu, trà để kính biếu thầy cô, cha mẹ, ông bà, họ hàng. Qua hành động đó cũng đã thể hiện lòng biết ơn, kính trọng và sự yêu thương của bạn.
Không có gì tuyệt vời hơn bằng việc được ngồi cùng gia đình mình và nhâm nhi những chiếc bánh thơm ngon, ly trà ấm và trò chuyện với nhau. Qua ngày hội Trung thu cũng là thời điểm mọi người nhìn lại quá khứ, trân trọng hiện tại và đón nhận tương lai.
Hy vọng những thông tin trên đây mà Blog Cốc Cốc chia sẻ sẽ giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về ngày tết Trung thu Việt Nam. Đây được xem là một trong những ngày tết truyền thống có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Thông qua ngày lễ này, mọi người sẽ thêm phần gắn kết, yêu thương và quý trọng hơn những phút giây bên gia đinh, người thân yêu của mình.
Xem thêm: