CV xin việc cho sinh viên luôn là chủ đề nóng hổi được rất nhiều bạn trẻ mới ra trường quan tâm. Làm cách nào để có được một CV chỉn chu nhất và cần phải có những thông tin nào trong hồ sơ của mình? Để giải đáp thắc mắc chung trên đây, mọi người hãy tham khảo ngay bài viết sau.
Nội dung chính
CV xin việc cho sinh viên là gì?
CV là tên viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae, đây là một thuật ngữ chỉ sơ yếu lý lịch cá nhân của mỗi người. Về cơ bản, CV như một bản tóm tắt thông tin cá nhân của mỗi người khi đi xin việc. Dựa vào đó, nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt dễ dàng và chọn ra ứng viên phù hợp với việc làm, công ty của mình.
Khác với CV của những người đã có kinh nghiệm, CV xin việc cho sinh viên thường có nội dung đơn giản hơn. Đa phần hồ sơ xin việc của sinh viên sẽ tập trung chủ yếu vào mục kỹ năng và học vấn.
Ngoài ra,, mọi người cũng có thể bổ sung thêm những thành tích nổi bật vào CV của mình. Nhờ đó, sinh viên sẽ giúp bản thân ghi điểm cũng như tạo ấn tượng mạnh cho nhà tuyển dụng giữa những đối thủ nặng ký khác.
Tại sao cần chuẩn bị một CV xin việc chỉn chu?
Trong bất kỳ trường hợp nào, việc chuẩn bị một CV xin việc cho sinh viên một cách chỉn chu với đầy đủ thông tin là điều vô cùng quan trọng. Một hồ sơ xin việc chuẩn chỉnh sẽ giúp bạn có được những điều sau đây:
- Tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng: Bất kỳ ai khi nhìn thấy hồ sơ xin việc được đầu tư một cách chỉn chu đều vô cùng ấn tượng. Điều đó cũng cho thấy được ứng viên là một người vô cùng chuyên nghiệp, nghiêm túc và quan tâm đến vị trí tuyển dụng.
- Nâng cao khả năng được tuyển dụng vào vị trí yêu thích: Thông thường, các nhà tuyển dụng chỉ dành ra vài phút để xem xét hồ sơ. Do đó, với một CV được trình bày rõ ràng, dễ đọc sẽ giúp bạn nổi bật hơn những đối thủ khác.
- Xác định được độ phù hợp của bản thân với công việc: Với các CV được đầu tư kỹ lưỡng sẽ giúp ứng viên nổi bật những thành tích và điểm mạnh của bản thân. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy được khả năng và hiểu rõ năng lực của từng người để đưa ra lựa chọn phù hợp.
- Thể hiện sự chuyên nghiệp và tăng độ tin tưởng: Một CV chuẩn chỉnh sẽ không được xuất hiện lỗi chính tả và các thông tin sai lệch. Điều đó sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được sự nghiêm túc và tính chuyên nghiệp của người ứng tuyển.
Hướng dẫn tạo CV chi tiết cho sinh viên
Bố cục của một CV cho sinh viên mới ra trường được đầu tư chỉn chu là điều đầu tiên mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ quan tâm tới. Với hình thức trình bày đẹp và khoa học, mọi người không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp mà còn tạo ấn tượng mạnh với công ty tuyển dụng. Chi tiết bố cục thường sử dụng trong các CV hiện nay sẽ được sắp xếp theo thứ tự như sau:
Thông tin cá nhân
Phần đầu tiên trong CV mọi người cần chú trọng chính là thông tin cá nhân. Mọi người cần điền đầy đủ những thông tin về bản thân để nhà tuyển dụng có thể liên hệ ngay khi nhận thấy hồ sơ phù hợp. Những thông tin cá nhân quan trọng cần có trong CV xin việc cho sinh viên gồm:
- Ảnh đại diện: Mọi người nên chọn một tấm ảnh nghiêm túc và thể hiện rõ khuôn mặt của mình.
- Họ và tên: Sinh viên nên sử dụng tên thật và tuyệt đối không sử dụng biệt danh.
- Ngày tháng năm sinh: Cần ghi chính xác và không nên viết tắt.
- Email: Bạn nên tạo một email thể hiện sự chuyên nghiệp và không quá “trẻ trâu”.
- Số điện thoại: Cần nhập chính xác số di động để nhà tuyển dụng liên hệ ngay khi cần.
- Địa chỉ: Nhập địa chỉ nơi bạn cư trú/ tạm trú chính xác.
Đối với những thông tin trên đây, sinh viên nên viết một cách ngắn gọn, chính xác nhất và tuyệt đối không nên viết qua lan man, dài dòng. Đồng thời, trong hồ sơ của bạn cũng không nên có các thông tin như CCCD, tài khoản ngân hàng,….
Qua việc liệt kê đầy đủ thông tin như trên cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được những thông tin cơ bản của bạn. Trường hợp trúng tuyển, công ty sẽ dễ dàng liên hệ với bạn qua các thông tin trên CV nhanh chóng hơn.
Mục tiêu nghề nghiệp
Bên cạnh những thông tin trên, cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên cũng chiếm phần vô cùng quan trọng trong việc gây chú ý với đơn vị tuyển dụng. Tùy theo công việc mà bạn đang tìm, hãy viết một lời giới thiệu ngắn gọn về bản thân trong đó thể hiện kỹ năng, tính cách và sở thích của mình.
Đối với những bạn sinh viên mới ra trường thường chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Do đó, ở mục tiêu đề nghề nghiệp bạn cần thể hiện sự định hướng rõ ràng trong tương lai. Hãy đặt mục tiêu một cách hợp lý và đừng quá mơ hồ, thiếu thực tế. Cụ thể hơn, cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên có thể chia thành 2 phần sau:
- Mục tiêu ngắn hạn (thời gian giao động từ 6 tháng đến 1 năm): Nêu ra những mong muốn cải thiện và trau dồi kỹ năng thông qua công việc.
- Mục tiêu dài hạn (thời gian từ 1 năm trở lên): Đánh mạnh vào những dự định phát triển nghề nghiệp cũng như định hướng, lộ trình thăng tiến.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thêm những thành tích mà mình đã đạt được trong quá trình học tập tại trường. Càng sở hữu được nhiều thành tích nổi trội, sinh viên sẽ dễ dàng tạo ấn tượng và vượt lên trên các đối thủ khác.
Cách viết kỹ năng trong CV xin việc cho sinh viên
Ngoài cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên, kỹ năng là phần không thể thiếu trong CV xin việc đơn giản cho sinh viên. Với các sinh viên, kinh nghiệm có thể chưa có nhiều như những người đi làm lâu năm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn những kỹ năng mạnh để bổ sung vào hồ sơ của mình như kỹ năng thuyết phục, siêng năng, ngôn ngữ, giao tiếp…
Thông qua các kỹ năng trong CV xin việc cho sinh viên, nhà tuyển dụng sẽ thấy được tiềm lực của bạn với vị trí họ đang ứng tuyển. Ở một số nghề nghiệp đặc thù cũng sẽ đi kèm các kỹ năng riêng biệt. Do đó, bạn cần cân nhắc để chọn công việc phù hợp với năng lực bản thân, điều này sẽ giúp cơ hội được nhận nâng cao hơn.
Kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc cho sinh viên
Như thông tin đề cập trên đây, sinh viên mới tốt nghiệp thường không có quá nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên trong CV xin việc cho sinh viên, bạn cũng có thể liệt kê kinh nghiệm về những công việc part time đã từng làm trước đây.
Bạn nên liệt kê thật kỹ những công ty, vị trí làm việc và công việc thực hiện tại vị trí đó vào hồ sơ của mình. Hãy lựa chọn những công việc liên quan đến chuyên môn vị trí đang ứng tuyển để trình bày trong CV của mình.
Ngày càng nhiều những nhà tuyển dụng ưa chuộng sinh viên năng động. Trường hợp sinh viên không có quá nhiều kinh nghiệm về công việc, bạn cũng có thể bổ sung thêm các thông tin và thành tích về hoạt động ngoại khóa của mình để thu hút nhà tuyển dụng.
Trình độ học vấn và chứng chỉ liên quan
Một thông tin không thể thiếu trong CV xin việc cho sinh viên chính là trình độ học vấn. Đây là thông tin quan trọng để nhà tuyển dụng xác định trình độ của người ứng tuyển. Trong CV xin việc đơn giản cho sinh viên thông tin này cần được thể hiện rõ ràng với các mục như sau:
- Tên trường (Trung cấp, Cao đẳng, Đại học) đã hoặc đang theo học.
- Năm học
- Ngành học
Ngoài ra, nếu bạn có đang sở hữu thêm một số bằng cấp về ngoại ngữ, tin học hay liên quan đến kỹ năng khác cũng nên liệt kê vào CV. Đối với những CV có càng thể hiện trình độ học vấn cao, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng bị thu hút và tỷ lệ được nhận cũng sẽ cao hơn những người khác.
Người tham chiếu
Người tham chiếu (người giới thiệu) còn được gọi là Reference, đây là khái niệm còn khá mới đối với một số sinh viên mới ra trường. Nhiều nhà tuyển dụng lớn sẽ dựa trên các thông tin người tham chiếu để kiểm tra và sàng lọc ứng viên.
Người tham chiếu trong CV xin việc đơn giản cho sinh viên thường là các giảng viên Đại học, người quản lý, đồng nghiệp tại đơn vị cũ mà bạn từng làm part time hoặc thực tập. Đây là đề mục không bắt buộc nhưng việc bổ sung vào hồ sơ sẽ tăng thêm sự uy tín cũng như giúp nhà tuyển dụng dễ dàng xác minh thông tin ứng viên cung cấp.
Một số lỗi thường gặp khi sinh viên tạo CV
Nhìn chung, CV là hồ sơ quan trọng nhất giúp sinh viên tạo ấn tượng đầu tiên với những nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, với những tân binh mới ra trường việc sai sót trong hồ sơ ứng tuyển là điều không thể tránh khỏi. Một số lỗi mà mọi người thường gặp khi tạo CV xin việc cho sinh viên gồm:
- Thứ tự sắp xếp thời gian công việc không chính xác: Nội dung và vị trí các công việc cần được sắp xếp theo thời gian một cách rõ ràng và khoa học giúp nhà tuyển dụng dễ đọc, nắm thông tin.
- Không đầy đủ các thông tin trong từng công việc: Các thông tin trong từng công việc cũ cần được trình bày một cách rành mạch ngắn gọn nhưng vẫn phải đầy đủ ý. Qua đó, bạn sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp đối với nhà tuyển dụng.
- Không kiểm tra lỗi chính tả trước khi nộp CV: Sai chính tả là một trong những lỗi thường gặp nhất trong CV cho sinh viên mới ra trường. Do đó, bạn cần hết sức cẩn thận và kiểm tra một cách kỹ lưỡng trước khi nộp hồ sơ ứng tuyển.
Một số mẫu CV xin việc part time cho sinh viên chưa có kinh nghiệm
Không chỉ cung cấp các thông tin hướng dẫn chi tiết giúp sinh viên mới ra trường có được một CV đẹp, bài viết cũng sẽ gợi ý một vài hồ sơ ấn tượng để bạn tham khảo. Dưới đây sẽ gồm những mẫu CV xin việc part time cho sinh viên chưa có kinh nghiệm, cụ thể như sau:
Qua những thông tin trên đây mà Blog Cốc Cốc chia sẻ mong rằng mọi người cũng đã phần nào nắm được cách viết một CV chỉn chu và khoa học nhất. Đối với CV xin việc cho sinh viên, bạn cần tập trung vào những kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân từ các công việc part time. Bạn cũng có thể tham khảo những mẫu CV ở bài viết này để tạo cho mình một hồ sơ ấn tượng nhất.
Xem thêm: